Trường THCS Thái Nguyên - Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An

https://thcsthainguyen.dienchau.edu.vn


Kế hoạch chuyên môn

PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  TRƯỜNG THCS DIỄN THÁI                        Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
 Số:47/THCS DT- KH                                  Diễn Thái, ngày 03 tháng10 năm 2016                                                                                   
                    KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN           
        NĂM HỌC 2016-2017
 
PHẦN I
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Trần Văn Chung
Ngày tháng năm sinh: Ngày 25 tháng 12 năm 1975
     Quê quán: Diễn Thái- Diễn Châu- Nghệ An
Trú quán: Xóm 2- Diễn Thái- Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An
Trình độ chuyên môn: CN Tin học
Trình độ chính trị: Sơ cấp
Năm vào nghành: 1998
Số điện thoại: 0962268675, 0915129672
Số CMND: 186195322- Cấp ngày 04 tháng 03 năm 2015 do công an Nghệ An cấp
Danh hiệu thi đua đã đạt được:                                          
                           Giáo viên CN giỏi cấp huyện (năm 2015)
Quá trình công tác:
      + Từ năm 1999 đến năm 1999: Giáo viên trường TH DiễnThái- Xã Diễn Yên- Huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An.
      + Từ năm 1999 đến nay: Giáo viên trường THCS Diễn Thái-  Xã Diễn Thái- Huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An.
      + Từ năm 11/2015 đến nay(10/2016): Phó hiệu trưởng trường THCS Diễn Thái - Xã Diễn Thái- Huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An.
 Nhiệm vụ được giao trong năm học 2015-2016:
  1. Chỉ đạo chuyên môn nhà trường, phụ trách tổ khoa học Tự nhiên.
  2. Phụ trách công tác phổ cập giáo dục
  3. Chỉ đạo công tác hướng nghiệp- dạy Nghề.
  4. Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
  5. Dạy Tin học khối 6
  PHẦN HAI
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016- 2017
 I . CÁC CĂN CỨ
         - Căn cứ Điều lệ trường phổ thông trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Căn cứ vào công văn số 1817/SGD & ĐT-VP ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở GD & ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện  nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.
           - Căn cứ vào công văn số 829/PGD & ĐT – THCS ngày14 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD & ĐT Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện  nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2016 – 2017.
           - Căn cứ vào công văn số 624,625/PGD & ĐT- GDTX ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD & ĐT Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện  nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 đối với GDTX và BDTX.
           - Căn cứ nghị quyết hội nghi CB, CC, VC, NLĐ  năm học 2016 - 2017 của Trường THCS Diễn Thái và điều kiện về học sinh, giáo viên trong nhà trường, bản thân xây dựng kế hoạch cá nhân năm học 2016- 2017 cụ thể như sau:
          II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 1. Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh:
- Tổng số GV: 33 trong đó GV có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 89,7%
- Tổng số HS 332 em gồm có 10 lớp (Khối 6:76 em gồm 6A: 39, 6B: 37; Khối 7:87 gồm 7A: 30, 7B: 30; 7C: 27; Khối 8: 90 em gồm 8A: 30, 8B: 30; 8C: 30; Khối 9: 79 em gồm 9A: 40, 9B: 39)
- Kết quả xếp loại thi đua giáo viên và học sinh năm học 2015-2016:
* Về phía giáo viên:
- Xếp loại xuất sắc: 30, loại khá: 2, TB: 1.
- GV đạt GVG cấp huyện chu kỳ 2013-2015: 3 đ/c ( Nguyễn Xuân Huy,  Bùi Thị Hồng Nhung,  Phan Thị Dung)
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 3 đ/c ( Nguyễn Xuân Huy, Bùi Thị Hồng Nhung, Phan Thị Dung)
- Chủ tịch UBND Huyện tặng giấy khen: 1 đ/c (Trần Văn Hoan)
- GV đạt LĐ tiên tiến: 32
- Tổ trưởng giỏi: 2 tổ trưởng (Thầy Trần Hiền Lương, cô Nguyễn Thị Phương)
- GV đạt danh hiệu GVCN giỏi cấp trường: 4 đ/c
* Về phía học sinh:
-  HSG cấp Tỉnh: 2 em
- HSG cấp huyện các môn văn hóa: 26 lượt em.
- Hội khỏe PĐ cấp huyện: 9 lượt em.
- HSG cấp huyện về Toán và tiếng anh qua mạng: 28 em
- HSG khá-giỏi 6,7,8: 36 lượt em.
- HS giỏi toàn diện: 73em
- HS tiên tiến: 159 em
- Kết quả tốt nghiệp THCS: 107/107 đạt 100 %
- Kết quả đậu vào cấp 3 công lập: 78/107 đạt 72.9%
- Kết quả thi Nghề PT đạt 100%
- Xếp loại học lực: Giỏi: 73(20,1%), Khá :159(43,9%), TB: 120(33 %), Yếu: 12(3,3 %)
- Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 332 (91,2%), Khá: 31 (8,5%), TB:1 (0,3 %).
          2. Nhiệm vụ được giao trong năm học 2016-2017: 
- Chỉ đạo chuyên môn nhà trường, phụ trách tổ khoa học Tự nhiên.
- Phụ trách công tác phổ cập giáo dục.
- Chỉ đạo công tác hướng nghiệp- dạy Nghề.
- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
- Hoàn thiện hồ sơ trường chuẩn Quốc gia: Tiêu chuẩn 3
- Dạy Tin học Khối 6
a. Thuận lợi:
    + Đội ngũ giáo viên nhìn chung đạt chuẩn và trên chuẩn, tỉ lệ giáo viên có bằng đại học cao (89.7%) thuận lợi trong công tác chuyên môn nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường có tinh thần đoàn kết cao, tạo tiền đề cho sự phát triển của tập thể. Ngay từ đầu năm học cán bộ giáo viên nhà trường đã rất tích cực trong công tác, tích cức chuẩn bị mọi mặt để đón đoàn kiểm tra công nhận lại danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, hưởng ứng các phong trào dạy và học một cách tích cực. Các tổ chuyên môn vững mạnh, có truyền thống đoàn kết cao. Giáo viên Anh Văn đã đạt trình độ B1 và B2 là 100%. Giáo viên đã đạt trình độ chuyên môn Tin học để dạy Tin.
    + Phòng giáo dục và lãnh đạo địa phương quan tâm.
    + Học sinh đa số là ngoan ngoãn, lễ phép, ý thức học tập tương đối tốt.
b. Khó khăn:
    + Ý thức học tập và rèn luyện của một số học sinh còn chưa cao, sự quan tâm đầu tư cho con em trong học tập của nhiều phụ huynh vẫn còn hạn chế.
    + Học sinh bỏ học vẫn còn.
    + Một số giáo viên nhất là các giáo viên trẻ con còn nhỏ, ít nhiều còn tâm lý ngại cố gắng, và nhất là vẫn còn chưa tận tâm tận lực, chưa thực sự năng nổ trong chuyên môn.
II. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC:
        1. Mục tiêu:
- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Bộ Chính trị gắn liền với việc thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
- Tiếp tục cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Chỉ đạo tổ khoa học Tự nhiên đạt tổ tiên tiến xuất sắc.
- Hoàn thành công tác phổ cập.
- Lên kế hoạch và thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Thực hiện tốt nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nâng cao chất lượng học sinh, coi đây là là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
       2. Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ 1: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và  phẩm chất đạo đức nhà giáo.
- Nhiệm vụ 2: Chỉ đạo và thực hiện chương trình các môn học.
- Nhiệm vụ 3: Đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhiệm vụ 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá
- Nhiệm vụ 5: Bồi dưỡng phát triển năng lực của giáo viên, năng lực quản lý.
- Nhiệm vụ 6: Công tác phổ cập giáo dục.
- Nhiệm vụ 7: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, học sinh đầu khá 6,7,8; Chỉ đạo công tác dạy thêm và phụ đạo học sinh yếu kém; Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng đại trà, chỉ đạo bồi dưỡng giáo dục thể chất; chỉ đạo giáo dục HS khuyết tật hòa nhập; Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học; Chỉ đạo công tác dạy Nghề Phổ thông, công tác giáo dục Hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Nhiệm vụ 8: Công tác chỉ đạo, giám sát 2 tổ chuyên môn.
- Nhiệm vụ 9: Dạy Tin khối 6.
III. CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỦA MỖI NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và  phẩm chất đạo đức nhà giáo.
* Chỉ tiêu:
- Phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội qui, qui chế nội bộ đơn vị.
* Biện pháp thực hiện:
- Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng.
- Tham gia đầy đủ các cuộc vận động lớn của nghành, Phòng GD và trường phát động.
- Tập trung dân chủ, xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao, có ý thức vươn lên.
- Thường xuyên cập nhật thông tin để nâng cao nhận thức chính trị.
- Xây dựng nếp sống lành mạnh, trau dồi đạo đức nhà giáo, không ngừng tu dưỡng bản thân để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và nghiên cứu cho học sinh noi theo.
- Nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, yêu trẻ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ 2: Thực hiện chương trình các môn học.
* Chỉ tiêu:
- Thực hiện đầy đủ chương trình các môn học, không cắt xén chương trình, bỏ tiết.
* Biện pháp:
- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn mình phụ trách; xây dụng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình các môn học phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế nhà trường năm học 2016-2017.
- Hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo qui định của Bộ, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng môn học.
- Xây dựng theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kì I: 19 tuần; học kì II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc kì I, kết thúc năm học thông nhất theo kế hoạch thời gian của năm học và khung phân phối chương trình của Bộ, Sở, Phòng, Trường.
Nhiệm vụ 3: Đổi mới phương pháp dạy học.
* Chỉ tiêu:
- Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt chỉ tiêu chất lượng dạy học các môn mình phụ trách
- Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hóa các hình thức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung kiến thức, nội dung chủ đề giáo dục, trình độ học sinh theo hướng trải nghiệm thực tiễn, nghiên cứu khoa học của học sinh. 
* Biện pháp:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên chọn lựa và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để học sinh biết cách đọc sách giáo khoa, tài liệu, tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện KT mới,... Trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh.
- Khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học, tăng cường sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh;
- Chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập phù hợp với các đối tượng để tăng hứng thú học tập, giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.
- Bảo đảm cân đối giữa việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới
- Chú ý nội dung thực hành trong các môn học. Tăng cường liên hệ thực tế, sử dụng hợp lý, hiệu quả thiết bị, đồ dung dạy học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.
- Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối... 
-Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và Cuộc thi khoa học kỹ thuật theo Công văn số 424/PGD&ĐT-THCS ngày 06/5/2016 của Phòng GD&ĐT và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại địa phương.
-Tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục - thể thao, hội thi tin học, hùng biện ngoại ngữ, ngày hội đọc sách; Olympic tiếng Anh trên Internet, cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; các hoạt động giao lưu,… theo hướng phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Xây dựng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.
Nhiệm vụ 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá
* Chỉ tiêu:
- Kiểm tra thường xuyên:
+ Kiểm tra bài cũ: 100% HS được kiểm tra/ học kì.
+ Kiểm tra viết (15 phút): Thực hiện theo quy định của thông tư 58.
- Kiểm tra định kì: theo quy định của phân phối chương trình nhà trường năm học 2016-2017.
* Biện pháp:
- Tổ chức kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm, và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc kiểm tra, đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của HS. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh.
- Cùng với hai  tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho từng môn, lớp, thống nhất khung thời gian có số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học. Biên soạn đề kiểm tra ở từng lớp theo ma trận đã được chuyên môn xây dựng, thống nhất.
- Trong đề kiểm tra, tăng cường câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực, kết hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết và thực hành. Bên cạnh đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để HS được bày tỏ chính kiến của mình.
- Chấm bài kiểm tra có nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá.
- Ra câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn liền với các chủ đề dạy học và các chủ đề tích hợp, liên môn mà tổ, nhóm chuyên môn đã xây dựng.
- Đối với môn Tiếng Anh: Thực hiện theo công văn số 5333/BGD&ĐT-GDTrH ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực mô Tiếng Anh cấp THCS năm học 2014-2015.
Nhiệm vụ 5: Bồi dưỡng phát triển năng lực của giáo viên.
*Chỉ tiêu:
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên của CB, GV, NV: Chỉ đạo GV bồi dưỡng thường xuyên 100 % xếp loại khá giỏi.
          - Bồi dưỡng GV dạy môn T. Anh: Cô Phan Thị Anh hoàn thành trình độ B2
- Chỉ đạo giáo viên thi GVDG: Có 3-4 GVG cấp trường
- Chỉ đạo thi GVCNG cấp huyện: 1-2 GV.
- Công tác nghiên cứu khoa học, viết SKKN: 50% CB,GV,NV viết SKKN, các Tổ/nhóm CM lựa chọn phấn đấu có 2 GV có SKKN cấp cơ sở, 1 GV có SKKN cấp tỉnh
* Biện pháp:
- Bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện theo công văn số: 625/PGDĐT-GDTX V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ BDTX năm học 2016-2017; Tất cả CBQL, GV(trừ những đ/c nghỉ hưu trong năm 2016-2018) xây dựng kế hoạch BDTX và đăng ký các Modun ngay từ đầu năm học. Công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lí và giáo viên thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư 26/2011/TT-BGDĐT; Thông tư 26/2015/TT-BDGĐT, Thông tư  27/2015/TTBGD ĐT.
- Đối với GV dạy Anh văn: Các GV Tiếng Anh đã có chứng chỉ B2, tiếp tục tăng cường tự bồi dưỡng, tăng cường sinh hoạt nhóm trao đổi kinh nghiệm trên cơ sở nội dung đã được dự tập huấn chuyên môn do Ngành tổ chức để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng với nhu cầu dạy Tiếng Anh theo chương trình mới.
- Công tác viết SKKN: Tổ CM chỉ đạo GV đăng ký nội dung đề tài SKKN ngay trong tháng 10/2016;
- Bám vào quy định mới về cách đánh giá SKKN theo quy định mới, giáo viên nghiên cứu và viết SKKN đạt hiệu quả cao.
Nhiệm vụ 6:  Công tác phổ cập giáo dục.
          * Chỉ tiêu: Được công nhận hoàn thành phổ cập
- Tiêu chuẩn 1: Huy động 100% hs hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6
- Tiêu chuẩn 2:  Tỉ lệ duy trì và hiệu quả đạt  100%. 
- Tỉ lệ học sinh bỏ học : Dưới 1%
          - Đảm bảo duy trì sĩ số, vận động HS bỏ học đến trường.
- Phổ cập THCS đúng độ tuổi đạt  97% trở lên.
* Biện pháp :
- Duy trì tốt sĩ số học sinh từ đầu đến cuối năm học,  phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, hoàn cảnh khó khăn, những em thuộc diện chính sách để có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời. 
- Tuyển sinh học sinh lớp 6 đúng độ tuổi. Đảm bảo 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 vào học lớp 6.
-  Tham mưu với địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập của phường, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên và duy trì hoạt động một cách có hiệu quả. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể của phường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của công tác Phổ cập, điều tra Phổ cập, vận động học sinh ra lớp....
 - Lên kế hoạch làm phổ cập cụ thể rổi thực hiện nghiêm túc kế hoạch, điều tra đến từng hộ gia đình, thống kê, tập hợp, xử lí số liệu kết quả phổ cập báo kịp thời (Có kế hoạch riêng)
- Tích cực phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh vận động các em bỏ học đến trường.
- Hạ thi đua những tập thể lớp và GVCN có học sinh bỏ học.
Nhiệm vụ 7: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, học sinh đầu khá 6,7,8; Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém; Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi về giáo dục thể chất chuẩn bị cho HKPĐ năm học 2017-2018; chỉ đạo công tác dạy thêm; chỉ đạo giáo dục HS khuyết tật hòa nhập; Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học; Chỉ đạo công tác dạy Nghề Phổ thông, công tác giáo dục Hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ lên lớp
a.Học sinh giỏi
*Chỉ tiêu:   
Môn HS Khá-giỏi HSG 9 IOE Toán mạng HSG trường
K6 K7 K8 Huyện Tỉnh Huyện Trường Huyện Trường
Toán 4 4 3 3            
 
 
 
15 em
    2 2 1        
Hóa     2 2          
Sinh     2 2          
Văn 4 4 4 3          
Sử     2 2          
Địa     2 2          
Anh 1 1 3 3          
CD     2 3 1        
TD                  
Tổng 9 9 22 22 1-2 16 20 18 20
HSG thể thao cấp trường chuẩn bị cho HKPĐ cấp huyện năm học 2017-2018 là 10-15 em.
*Biện pháp:
- Có đủ hồ sơ theo dõi, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đảm bảo khoa học, sáng tạo, rõ ràng thể hiện tính kế hoạch, hệ thống.
- Động viên, làm công tác tư tưởng để GV thực hiện tốt.
- GV bồi dưỡng phải thật sự đầu tư bài soạn trước khi dạy; phát hiện, chọn lọc kịp thời những học sinh có năng khiếu bộ môn và chăm chỉ để bồi dưỡng. Mỗi HS bồi dưỡng không quá 2 môn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng sớm ngay từ tháng 8, mỗi tuần 1 buổi(các lớp 6,7,8) 2 buổi/1 môn( lớp 9).
- Có biện pháp kết hợp giữa chính khóa với tự chọn và bồi dưỡng.
- Động viên GV tìm tòi và nghiên cứu thêm các tài liệu. Giới thiệu hoặc cho HS mượn tài liệu bồi dưỡng mà mình có để các em tham khảo thêm.
- GV nghiên cứu chương trình, chọn lọc kiến thức, sưu tầm thêm tài liệu, đề bài qua các kì thi, qua mạng Internet, xây dựng kế hoạch và  bồi dưỡng cho HSG từ tuần 1, có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
- Bố trí TKB dạy thêm, BDHSG phù hợp để học sinh dự thi cả các môn thi trên mạng Internet.
- Có chế độ thoả đáng cho giáo viên bồi dưỡng, cụ thể là:
Chế độ trừ  tiết dạy:
+ Giáo viên bồi dưỡng môn học sinh giỏi khối 9 được tính 5 tiết/tuần/môn.
+ Giáo viên bồi dưỡng học sinh khảo sát đầu khá được tính 3 tiết/tuần/môn.
b. Chỉ đạo công tác dạy thêm và phụ đạo học sinh yếu kém
* Chỉ tiêu
- Thực hiện theo quy định về dạy học thêm như thông tư số 17/2012/TT-BGDDT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định dạy thêm học thêm; quyết định 01/2013/QĐ.UBND.VX ngày 11 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An về việc quy định dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An; công văn 167 PGD&ĐT-THCS ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Phòng giáo dục và Đào tạo Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn Diễn Châu
- Lồng ghép phụ đạo HS yếu kém trong dạy thêm học thêm. Chú ý đối tượng này một cách cụ thể và có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp
- Giáo viên lên lớp có giáo án, soạn bài theo đúng yêu cầu như tiết dạy chính khóa, không soạn gộp.
* Biện pháp:
- Bàn bạc công tác dạy thêm học thêm trong BGH, Hội cha mẹ HS, GV trong cơ quan và tất cả phụ huynh của 10 lớp.
- HS viết đơn xin học thêm có chữ ký của phụ huynh.
- Xếp lớp học thêm theo đối tượng HS: Khá giỏi, TB, Yếu-kém theo các lớp A1,A2,..  theo khối.
- BGH duyệt đơn đăng ký dạy thêm trong nhà trường của GV, phân công dạy thêm hợp lý, xếp TKB dạy thêm.
- Duyệt kế hoạch dạy thêm tại PGD và ĐT Diễn Châu váo ngày 5/10/2016.
- Triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.
- Phổ biến yêu cầu chuyên môn trong cuộc họp triển khai chuyên môn đầu năm học, bàn bạc thảo luận trong cuộc họp cơ quan về số buổi dạy thêm các môn cho phù hợp.
- Chỉ đạo GV xây dựng phân phối chương trình dạy thêm, trình tổ trưởng ký xác nhận, hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Quy định đầu trang giáo án dạy thêm có kế hoạch bài dạy.
- Kiểm tra định kỳ hồ sơ giáo án dạy thêm và kiểm tra hồ sơ đột xuất khi giáo viên dạy thêm .
- Dự giờ tăng buổi theo kế hoạch và dự giờ đột xuất.
- Trong các buổi dạy thêm chỉ đạo GV lưu ý đến đối tượng học sinh yếu kém.
c. Biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập:
- Lập danh sách học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học thông qua việc phân tích kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học trước và kết quả học tập của học sinh trong năm học trước (Xếp lớp HS yếu kém khi xếp lớp dạy thêm). Động viên một số em học yếu kém nhưng không làm đơn xin học thêm đến học trong những buổi dạy thêm.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh, bàn bạc tìm cách giúp đỡ con em vươn lên trong học tập
- Phối hợp với các cấp chính quyền trong việc quản lý con em trong giờ học ở nhà; Phối hợp với Đoàn Thanh niên các xóm tổ chức phụ đạo miễn phí cho các em trong những buối tối thứ 7.
- Động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ hoặc có dấu hiệu tiến bộ để các em có động lực cố gắng.
d. Chỉ đạo việc giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập
 *Chỉ tiêu
- Huy động 2 học sinh khuyết tật học hòa nhập
- Đảm bảo đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình giáo dục học sinh khuyệt tật hòa nhập.
 *Biện pháp
- Danh sách trẻ khuyết tật hòa nhập:
TT Họ và tên Ngày sinh Dạng tật Lớp Con ông Xóm GVCN
1 Phan Văn Danh 8/4/2002 TNTT 6B Phan Văn Chế 2 T. Nghĩa
2 Phan Thị Duyên 1/12/2002 TNTT 6B Phan Văn Ngãi 6 T. Nghĩa
- Thực hiện theo tinh thần quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT về giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập
- Giao nhiệm vụ cho các GV trực tiếp dạy các môn nhất là GVCN (Thầy Nghĩa )
- Đánh giá HS khuyết tật theo nguyên tắc động viên khuyến khích sự tiến bộ của học sinh là chính, không đánh giá bằng điểm số
e. Chỉ đạo công tác dạy Nghề Phổ thông,
 *Chỉ tiêu:
- 80 em học sinh khối 9 tham gia học Nghề
- Tất cả học sinh học nghề đạt kết quả khá trở lên
 *Biện pháp
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và duyệt kế hoạch tại Phòng giáo dục ngay từ tháng 8/2016
- Phổ biến kế hoạch trong GV và học sinh khối 9 ngay từ đầu năm học
- Đưa vào phân công chuyên môn và TKB dạy chính khóa từ ngày 23/8/2016
- Kiểm tra việc dạy của GV thông qua dự giờ, thăm lớp, qua việc kiểm tra đánh giá của GV đối với HS và qua hồ sơ giáo án
- Thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến dạy Nghề theo chỉ đạo của PGD.
- Hoàn thiện hồ sơ thi Nghề và chứng chỉ Nghề cho HS.
g. Công tác Hướng Nghiệp
*Chỉ tiêu
- Lên lớp Hướng Nghiệp cho học sinh khối 9 đủ số tiết theo quy định
- Học sinh khối 9 có kiến thức cơ bản về Hướng Nghiệp
*Biện pháp
- Thực hiện nghiêm túc các công văn về Hướng Nghiệp của cấp trên
- Lập kế hoạch GD Hướng Nghiệp ngay từ đầu năm học và thông qua GV,GVCN khối 9 để thuận lợi trong quá trình triển khai
- Lên lớp theo kế hoạch và tổ chức cho HS tiếp xúc với Trung tâm HN Diễn Châu khi về trường lên lớp cho HS.
i. Công tác ngoài giờ lên lớp
*Chỉ tiêu: Thực hiện tốt, có chất lượng ở 16 chi đội
*Biện pháp
- Xây dựng kế hoạch NGLL ngay từ đầu năm học (Giao cho Tổng Phụ trách xây dựng kế hoạch)
- Sau khi BGH phê duyệt, TPT Đội triển khai kế hoạch hoạt động NGLL đến tận từng GVCN để phối hợp thực hiện.
k. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học
*Chỉ tiêu
- Thực hiện tốt theo kế hoạch của nhà trường đề ra về kiểm tra nội bộ.
*Biện pháp
- Nghiên cứu kỹ kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường
- Nghiên cứu kỹ yêu cầu nhiệm vụ của tổ kiểm tra mà bản thân được phân công
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của tổ kiểm tra 2,3 và trình trưởng ban phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch với tinh thần nghiêm túc, khoa học.
Nhiệm vụ 8: Công tác chỉ đạo, giám sát hai tổ chuyên môn
      *Chỉ tiêu:
 - Khảo sát cuối kì, cuối năm phải đạt và vượt mặt bằng nhà trường qui định.
 - Loại giỏi: 8-10 % ;                   - Loại khá: 40-42 %
 - Loại  trung bình: 45-50 %;       - Loại yếu-kém:  dưới 4 %;
- Ở lại lớp không quá 1 %
- Học sinh lớp 9 đạt tốt nghiệp THCS đạt 98% trở lên;  
- Thi tuyển vào lớp 10: 74.5% so với số HS tốt nghiệp.
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 4-5
- Lao động tiên tiến: 95 % trở lên.
- GV chủ nhiệm giỏi cấp huyện: 1 GV(Cô Xoan).
- Giáo viên giỏi trường: 3 GV (Thầy Phạm Thắng, Thầy Vũ, Cô Phan Anh).
- Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn thực hiện các nội dung tích hợp, lồng ghép, dạy học chủ đề tích hợp liên môn theo yêu cầu chương trình phát triển trường học: Giáo viên phải chú ý tích hợp các nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các môn Lịch sử, văn, Công dân, Thể dục…
- Tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiến ở giáo viên và học sinh theo kế hoạch của Phòng giáo dục.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới cách sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học. Mỗi tổ chuyên môn nghiên cứu 4 tiết dạy và thực hiện 2 chủ đề dạy học/năm .Tổ chuyên môn giao cho các nhóm chuyên môn thực hiện và báo cáo.
* Biện pháp:
         - Theo dõi kế hoạch hoạt động của Phòng, có kế hoạch cụ thể để kịp thời triển khai hoạt động  cho tổ khoa học xã hội một cách có hiệu quả, phù hợp.
-  Hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, phân phối chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
+ Triển khai đến từng nhóm, từng giáo viên hoạt động nghiên cứu bài học, xây dựng chủ đề tích hợp.
         + Tổ chức sinh hoạt tổ về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, phân công giáo viên xây dựng ma trận đề kiểm tra cho các bài kiểm tra định kì.
         + Xây dựng các chủ đề dạy học và chủ đề tích hợp, liên môn.
+ Công tác kiểm tra giáo viên: hồ sơ, kiểm định chất lượng, dự giờ, kiểm tra nội bộ, thi giáo viên giỏi cấp trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước, dự sinh hoạt CM với tổ khoa học Tự nhiên ..., rút kinh nghiệm và xếp loại giờ dạy theo đúng quy định. 
- Chỉ đạo tổ trưởng tổ Tự nhiên hoàn thành chủ động, sáng tạo trong công tác tổ    trưởng tổ chuyên môn.
          - Phổ biến, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân cho GV. Chỉ đạo tổ trưởng tổ Tự nhiên theo dõi, đôn đốc động viên GV trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo tổ trưởng tổ TN tổ chức tốt các buổi thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm.
         - Triễn khai tổ tự nhiên hướng dẫn HS khối 8,9 tham gia cuông thi sáng tạo KHKT.
         - Triển khai, chỉ đạo cho tổ TN làm đồ dùng dạy học ở từng nhóm chuyên môn.
         - Phối hợp tốt với tổ trưởng TN hội để triển khai tốt các công việc.
         - Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG NĂM   HỌC:
      - Đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi lớp 9, học sinh đầu khá 6,7,8, học sinh đậu trong kỳ thi giải tiếng Anh qua mạng và thi Olympic toán cố gắng để đạt mặt bằng của huyện. Chỉ đạo và động viên anh em giáo viên môn thể dục tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục thể chất để đạt kết quả
 - Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục để xã được công nhận đạt phổ cập giáo dục cấp độ 3.
- Chỉ đạo xây dựng phân phối chương trình năm học 2016-2017; Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp.
 - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.
- Triển khai để hai tổ sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
- Hướng dẫn giáo viên về bồi dưỡng thường xuyên. Lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cụ thể, hiệu quả.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Chỉ đạo tham gia các cuộc thi do Phòng, Trường tổ chức.
- Chỉ đạo các hoạt động của khoa học TN
- Triển khai cho tất cả giáo viên, lên kế hoạch công việc cụ thể để làm có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng
IV. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ CÁ NHÂN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
- Cơ sở vật chất của nhà trường.
- Các loại sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Các đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Các phương tiện dạy học.
- Giáo án đầy đủ.
- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.
- Môi trường dạy học, đối tượng học sinh.
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhà trường và phụ huynh học sinh
 
         
  V. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG NĂM HỌC

THỜI GIAN

NỘI DUNG

 

 

 

Tháng 8/2016

- Trả phép và thực hiện nhiệm vụ đầu năm
- Phân công chuyên môn, xếp TKB chuẩn bị cho năm học mới bắt đầu từ 23/8/2016.
- Ngày 11/8/2016: Tựu tr­ường;
- Ngày 23/8/2016: Thực học;
- Hoàn thành công tác tuyển sinh, thi lại cho học sinh thiếu điểm, biên chế lớp học;
- Họp cơ quan thống nhất kế hoạch chuyên môn.
- Lập kế hoạch cử GV đi tập huấn chuyên đề dạy chéo môn.
- GV khối 9 lập danh sách học sinh tham gia bồi dưỡng HSG.
- Học kỳ I từ 23/8/2016 đến 08/01/2017: 19 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác.
- Thực hiện tốt tuàn hoạt động đầu năm học theo công văn hướng dẫn của PGD.
- Họp hội đồng tư vấn trường.
- Bố trí GV Tham gia các lớp tập huấn chuyên đề theo lịch của Ngành
- Các nhóm GV đi điều tra phổ cập giáo dục.
 
Tháng 9/2016
- Chuẩn bị chu đáo và tổ chức long trọng ngắn gọn buổi lễ khai giảng năm học vào 7h 30p sáng 5/9/2016.
- Họp triển khai kế hoạch chuyên môn (Phân tích kết quả CM năm học trước để đề ra các giải pháp cho năm học mới, hướng dẫn các loại hồ sơ và yêu cầu mỗi loại; yêu cầu về vấn đề dạy trên lớp; yêu cầu chấm chữa bài, vào điểm sổ điểm và phần mềm; Sử dụng thiết bị dạy học; sổ điểm, sổ đầu bài, lịch báo giảng; yêu cầu sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn…)
- Dự họp CBQL THCS (BGH, các tổ trưởng CM).
- Báo cáo phân công chuyên môn, thời khoá biểu về PGD;
- Triển khai dạy NPT cho học sinh khối 9 theo kế hoạch đã được duyệt;
- Tổ chức bồi dưỡng HSG lớp 9;
- Hội nghị chi bộ(14/9)
- Đại hội chi đòan (17/9)
- Đại hội liên đội (18/9)
- Họp phụ huynh toàn trường (23/9)
- Hội nghị CB,CC,VC.NLĐ (30/9).
- Tập trung vào dữ liệu phổ cập.
- Triển khai kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên (lồng trong KH cá nhân). GV đăng ký các môdun.
Tháng 10/2016 - Họp HĐSP và HĐCM cấp trường tháng 10.
- Triển khai GV làm đồ dùng dạy học (mỗi nhóm CM 2 ĐDDH).
- Nạp danh sách đăng ký tên đề tài SKKN
- Thi HSG khối 9 cấp trường.
- Sở kiểm tra năng lực chọn GVDG tỉnh năm học 2016-2017;
- Thi GVG cấp trường (Lí thuyết và thực hành)
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn.
- Hoàn thiện các loại Hồ sơ trường Chuẩn Quốc gia.
- Thi ST KHKT năm học 2016-2017 cấp trường cho HS khối 8,9
- Hoàn thành các loại hồ sơ PCGD THCS
 
Tháng 11/2016
- Thi HSG cấp huyện khối 9 vòng 1.
- Thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện cho HS khối 8,9.
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn: Dự giờ GV. Kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, PPCT. Kiểm tra Hồ sơ cá nhân GV.
- Hoàn thành các loại hồ sơ PCGD

 
Tháng 12/2016 - Ôn tập, kiểm tra học kỳ 1.
- Chỉ đạo GV Bồi dưỡng HSG lớp 9 để dự thi HSG cấp huyện vòng 2.
- KSCL học kỳ I.
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn, kiểm tra hồ sơ GV đợt 2
- Dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện.
- Thi HSG cấp huyện khối 9 vòng 2.
- Các tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề theo kế hoạch.
- Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Chỉ đạo công tác đánh giá xếp loại GD học sinh HKI.
 
Tháng 01/2017
- Học kỳ II: (Bắt đầu từ 09/01/2017 đến 24/5/2017);
-  Báo cáo kết quả KSCL cuối kỳ I về Phòng.
-  Nạp báo cáo phân công chuyên môn và TKB học kỳ II về Phòng
- GV tiếp tục bồi dưỡng HSG chuẩn bị thi vòng 3.
- Dự thi chọn đội tuyển HSG chính thức (vòng 3)
- Thi Sáng tạo KHKT cấp tỉnh.
- Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Hội nghị bổ sung kế hoạch HK II.
- Họp Hội đồng trường.
- Nghiệm thu Đồ dùng dạy học tự làm.

 
 
Tháng 02/2017
- Thi giải toán qua mạng Internet cấp trường
- Báo cáo danh sách học sinh lớp 9 học nghề phổ thông;
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn.
- Nghỉ tết Nguyên Đán: Từ 06/02/2016 đến hết ngày 14/02/2016;
- Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
 
Tháng 3/2017
- Thi HSG lớp 9 cấp tỉnh;
- Thi GV chủ nhiệm giỏi cấp huyện
- Thi nghề phổ thông
- Thi Olympic tiếng Anh trên Internet, thi giải toán trên Internet, thi giải toán trên máy tính cầm tay;
- Xét SKKN tại trường;
- Dự thi HSG tỉnh khối 9 (nếu có HS được dự thi)
- Đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm GV.
- Thi đồ dùng dạy học cấp tỉnh. .
- Tập trung thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.
 
Tháng 4/2017
- Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Khảo sát chất lư­ợng học sinh khá, giỏi bộ môn các lớp 6,7,8;
- Khảo sát chất lượng các môn văn hóa khối 9;
- Nạp  SKKN về  PGD.
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ BDTX và xếp loại BDTX năm học 2016-2017

 
 
Tháng 5/2017
- Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Khảo sát chất l­ượng cuối năm;
- Xét tốt nghiệp THCS;
- Khảo sát các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT;
- Phối hợp chỉ đạo GV làm hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018;
- PGD kiểm tra TTHT cộng đồng
- Ngày hoàn thành ch­ương trình giảng dạy và học tập: 24/5/2017;
- Tổng kết năm học: 31tháng 5/2017.  
 Tháng 6,7/2017 - Tổ chức tốt công tác Ôn tập cho HS lớp 9.
- Phối hợp hướng dẫn HS lớp 9 dự thi Tuyển sinh vào lớp 10THPT.
- Thực hiện các công tác về hồ sơ: Phê duyệt học bạ, lập danmh sách HS xếp loại yếu kém để có kế hoạch ôn tập cho thi lại sau hè.
 
 
                                                                                     Người lập kế hoạch
         DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                                  PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
   
 

               Đặng Văn Hiền                                                Trần Văn Chung
 

 
 
 
         
 
 

Nguồn tin: Phó Hiệu trưởng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây